Hoàng đế Lý Tự Nguyên

Chính trị

Đầu năm 927, Minh Tông lập An Trọng Hối làm Xu mật sứ kiêm Thị trung, và Khổng Tuần làm Bình chương sự. Trịnh GiácNhâm Viên cũng là tể tướng, và Nhâm nắm giữ ba cơ quan tài chính (thuế, ngân khố và muối sắt). Thừa tướng thời Trang Tông là Đậu Lư CáchVi Thuyết ban đầu vẫn đựa tại chức, nhưng sau đó bị đuổi khỏi triều đình vì cáo buộc tham ô.) Vì Minh Tông bị mù chữ, nên An Trọng Hối có nhiệm vụ đọc các biểu tấu từ các đại thần gửi lên cho ông nghe, nhưng bản thân An cũng không thể biết hết các mặt chữ. Vì thế, theo đề nghị của An, triều đình cho lập ra Đoan Minh Điện, và các học sĩ ở đó được giao nhiệm vụ đọc và trợ giúp xử lý các tấu chương cho hoàng đế, với Phùng ĐạoTriệu Phụng đứng đầu. Vì cái tên Lý Tự Nguyên chứa hai mẫu tự được dùng tương đối phổ biến, và nhiều khi phải dùng không thể kiêng được; ông tìm cách giảm bớt khó khăn trong việc kiêng húy cho thần dân bằng cách đổi tên Đản vào dịp Tết năm 927. Ngoài ra, nhiều vị tướng bị Hậu Đường Trang Tông ban tên, đến đây họ xin được trở lại tên cha sinh mẹ đẻ, ông đều chuẩn tấu.[1].

Cuối năm 927, Dương Phổ, quốc vương nước Ngô ở miền đông nam, vốn trước đây có quan hệ tốt với Hậu Đường, xưng đế. An Trọng Hối đề nghị phạt Ngô, nhưng Minh Tông không theo. Tuy nhiên, đầu năm 928, An trục xuất sứ giả nước Ngô, hai bên từ đó tuyệt giao với nhau. Trong thời gian này, Lý Tự Nguyên từng đến thăm Nghiệp Đô (tên cũ chính là Hưng Đường), nhưng quân đội triều đình không muốn đi đâu kể từ sau chuyến đi từ Lạc Dương đến Biện, và kết quả những tin đồn lại được dịp lan đi. Minh Tông nghe được việc ấy, nên không đi Nghiệp Đô nữa.[51].

Mùa xuân năm 928, xảy ra chuyện An Trọng Hối và người thân cận trước kia của Minh Tông là tiết độ sứ Thành Đúc Vương Kiến Lập, kể tội lẫn nhau; An cáo buộc Vương đã bí mật liên minh ở Tiết Độ sứ Nghĩa Vũ Vương Đô (con nuôi của Vương Xử Trực và nổi dậy chống lại Xử Trực năm 921 và đang cai trị nghĩa vũ một cách ban độc lập). Trong khi đó Vương Kiến Lập kể tội An Trọng Hối chuyên quyền và gây dựng bè đảng với Trương Diên Lẵng bằng cách kết thông gia với ông ta. (Vương Đô tìm cách liên minh với Vương Kiến Lập, nhưng Vương Kiến Lập báo hết các tin tức này về triều). Minh Tông, ban đầu tin theo Vương Kiến Lập, quyết định gửi An và Trương khỏi kinh thành và phong tiết độ sứ, nhưng sau khi Chu Hoằng Đạo bảo vệ An, hoàng đế rút lại lệnh. Tuy nhiên, lúc này Trịnh Giác muốn nghỉ hưu, Lý Tự Nguyên giữ Vương Kiến Lập trong chính phủ làm thủ tướng và cai quản ba ti sở.[51].

Tranh chấp quyền thừa kế cũng đang âm ỉ trong triều đình. Con trai trưởng của Minh Tông là Lý Tùng Vinh, hiện đang là Tiết độ sứ Hà Đông, là người thừa kế trên danh nghĩa, nhưng anh ta bị coi là kiêu ngạo, phù phiếm và không có tài chính trị. Minh Tông nhờ người nhắn với Tùng Vinh rằng Lý Tùng Hậu, hiện là Khai Phong doãn, chăm chỉ và cẩn trọng, và đem ra so sánh với Lý Tùng Vinh. Tuy nhiên, Tùng Vinh không phục, và theo lời khuyên của thân tín Dương Tư Quyền, ông ta tìm cách chiêu tập các tướng, sẵn sàng đáp trả bằng vũ lực nếu bị phế truất. Minh Tông biết tin, triệu hồi Vương về triều, nhưng không trách phạt gì cả. Đầu năm 929, ông tấn phong Lý Tùng Vinh làm Khai Phong doãn và bổ nhiệm Lý Tùng Hậu làm Tiết độ sứ Hà Đông.[51]

Năm 930, Hậu Đường Minh Tông lập vợ mình là Tào thục phi làm hoàng hậu, và sủng thiếp là Vương thị làm Thục phi. Vương thục phi thích ăn mặc xa hoa, và An Trọng Hối tìm cách can gián bà ta, lấy ví dụ là Lưu hoàng hậu của Trang Tông. Vì thế Thục phi căm ghét Trọng Hối.[52].

Vào lúc đó, Phùng ĐạoThôi Hiệp được phong làm tể tướng để thay thế Đậu Lư CáchVi Thuyết (Việc Thôi Hiệp được phong tướng vấp phải sự phản đối của Nhâm Viên, và sau việc đó ông này biết rằng Minh Tông đang bực bội vì mình bất hòa với An Trọng Hối, nên mùa hạ năm 927 đã xin từ chức ở ba sở[1]). Khi Tiết độ sứ Tuyên Vũ Chu Thủ Ân khởi loạn ở Biện châu (vì Lý Tự Nguyên từng công bố là sẽ đến thăm nơi này, khiến Chu lo sợ mục đích thực sự của chuyến đi là để bắt ông ta), An Trọng Hối cho rằng Nhâm Viên xúi giục Chu Thủ Ân làm phản, nói với Minh Tông buộc Nhâm Viên phải chết. Cuộc nổi dậy của Chu nhanh chóng bị đàn áp, ông ta bị buộc phải tự sát.[51]

Trong khi đó, quan hệ giữa An Trọng Hối và Lý Tùng Kha cũng gặp mâu thuẫn, trước đây Tùng Kha trong một lần say rượu đã đánh đập An Trọng Hối, mặc dù sau đó đã xin lỗi, nhưng Trọng Hối vẫn ngầm oán hận trong lòng. Năm 930, Lý Tùng Kha đang là Tiết độ sứ Hộ Quốc, và Trọng Hối thường chỉ trích ông ta trước mặt Minh Tông, nhưng Minh Tông không theo. Trọng Hối bèn tìm kế khác để loại bỏ Tùng Kha. Ông ta bảo thuộc cấp của Tùng Kha là Dương Ngạn Ôn không cho Tùng Kha về thành sau một buổi đi săn. Khi Tùng Kha hỏi tại sao lại làm như vậy, Ngạn Ôn đáp: "Ngạn Ôn không dám phụ ơn, nhận mệnh lệnh của Xu mật viện, mời ông về triều". Lý Tòng Kha quyết định tiến hướng về Lạc Dương và báo việc cho Minh Tông, Minh Tông triệu cả hai về kinh, để điều tra sự việc, nhưng Trọng Hối bí mật sai giết Ngạn Ôn để diệt khẩu. Hậu quả là, Lý Tùng Kha bị cấm túc trong phủ đệ tại kinh thành. An Trọng Hối còn tìm cách buộc tội nữa, nhưng do có Vương thục phi bảo vệ, nên Tùng Kha được vô sự. Vào cùng lúc đó, Lý Tùng Vinh được phong Tần vương và Lý Tùng Hậu là Tống vương.[52]

Sau khi An Trọng Hối bị Minh Tông nghi ngờ và ban chết năm 931, Lý Tùng Vinh, vốn rất tôn trọng Trọng Hối, bắt đầu có những hành vi thái quá và thiếu kiểm soát. Vào lúc này, Vương Thục phi và Tuyên huy sứ Mạnh Hán Quỳnh kiểm soát cung đình, và Phạm Diên Quang cùng con rể nhà vua là Triệu Diên Thọ cùng giữ chức Xu mật sứ thay thế cho An Trọng Hối, Tùng Vinh đều vô lễ với họ, khiến nhiều người sợ hãi và thường tâu xin được về nghỉ. Phu nhân của Thạch Kính Đường là Vĩnh Ninh công chúa, chị khác mẹ của Tùng Vinh, rất căm hận hoàng đệ của mình, và do đó họ muốn rời khỏi kinh thành. Cuối năm 932, khi nhà vua muốn tìm một vị tướng có năng lực để trấn nhậm Hà Đông, lúc đó bị Khiết Đan uy hiếp dữ dội, Diên Quang và Diên Thọ tiến cử Kính Đường, do đó nhà vua phong ông ta là Tiết độ sứ Hà Đông.[53]

Đối ngoại

Trong khi đó, Minh Tông tìm cách thiết lập quan hệ hữu hảo với Khiết Đan. Sau khi lên ngôi, ông cử Diêu Khôn đi sứ Khiết Đan để thông báo cho Hoàng đế Khiết Đan Liêu Thái Tổ về cái chết của Hậu Đường Trang Tông. Hoàng đế Khiết Đan tìm cách bắt bẻ, trách cứ Diêu và hỏi tại sao Lý Tự Nguyên là thần tử mà dám cướp ngôi vua, nhưng Diêu đáp lại bằng cách dẫn ra quá khứ có phần tương tự của hoàng đế Khiết Đan, khiến ông ta đứng họng. Tuy nhiên, hoàng đế Khiết Đan lại ra yêu cách phải cắt nhượng bờ bắc Hoàng Hà cho ông ta. Diêu Khôn đáp rằng ông không có thẩm quyền làm điều đó, hoàng đế Khiết Đan bắt giam sứ giả, và lại yêu cầu cắt nhượng ba trấn Lư Long, Thành Đức, Nghĩa Vũ. Khi Diêu Khôn từ chối, liền bị câu thúc ở mạn bắc, và hai bên không thể đi đến thỏa thuận hòa bình nào.[1]

Sau khi Minh Tông lên ngôi, lại nảy sinh vấn đề giữa triều đình với Tiết độ sứ Kinh Nam[54] Cao Quý Hưng, ông này trên thực tế đã từ lâu bán li khai với chính quyền trung ương. Quý Hưng dâng biểu xin lấy đất ba châu Quý, Trùng Vạn[55].

Sau đó Cao Quý Hưng còn buộc triều đình không được cử người đến làm thứ sử để âm mưu chiếm cứ lâu dài miền đông nam nước Thục, nhưng Minh Tông không đồng ý. Sau đó Quý Hưng phái binh công phá Quỳ châu. Khi Minh Tông bổ nhiệm Tây Phương Nghiệp làm thứ sử Quỳ châu, Quý Hưng tìm cách ngăn cản. Khi áp nha Hàn Củng đem vàng bạc châu báu của triều đình Tiền Thục xuôi dòng Trường Giang để đến Lạc Dương, Cao Quý Hưng sai binh tập kích giết chết Hàn Củng ở cửa Tam Hiệp, cướp lấy tài sản. Minh Tông sai sứ gặng hỏi, Quý Hưng đáp trả một cách vô lễ, khiến Minh Tông đại nộ, quyết định thảo phạt Kinh Nam. Quân đội Hậu Đường do Tiết độ sứ Sơn Nam Đông Đạo[56] Lưu Huấn và tiết độ sứ Trung Vũ[57] Hạ Lỗ Kỳ cùng nhau bao vây thành Giang Lăng, nhưng rồi do thủy thổ không hợp, binh lính sinh bệnh rất nhiều, đường vận chuyển lại bị cắt đứt, quân triều đình phải lui, mặc dù tướng Tây Phương Nghiệp lấy lại được đất ba châu.

Cuối năm 928, Cao Quý Hưng chết, con là Cao Tùng Hối lên kế nhiệm. Tùng Hối không ủng hộ chính sách kháng Đường của phụ thân, và tìm cách thông qua chư hầu của Hậu Đường là Sở vương Mã Ân, cùng Tiết độ sứ Sơn Nam Đông Đạo An Nguyên Tín, ông xin quy phục nhà Đường. Minh Tông chuẩn thuận, phong Tùng Hối là Tiết độ sứ Kinh Nam, và chấm dứt chiến dịch chống Kinh Nam.[51].

Lúc này, quan hệ giữa Hậu Đường với một chư hầu khác là Ngô Việt lại căng thẳng, vì vua của Ngô Việt là Tiền Lưu, tuổi già kiêu ngạo, đã xúc phạm An Trọng Hối trong một bức thư giữa hai người. Năm 929, Minh Tông phái Ô Chiêu NgộHàn Mai đến Ngô Việt. Hàn Mai ghét Tiền Lưu, và khi trở về Hàn Mai tâu rằng Ô Chiêu Ngộ khi gặp Tiền Lưu thì xưng thần, và nói cho Tiền Lưu biết những sự việc ở Trung Nguyên. An Trọng Hối ép Ô Chiêu Ngộ phải chết, và cho Tiền Lưu làm Thái sư trí sĩ, bắt hết sứ giả Ngô Việt. Tiền Lưu sai con là Tiền Triền Quán gửi tờ kêu oan, Minh Tông không để tâm đến nó. Mãi đến sau khi Trọng Hối thất thế, nhà vua mới hòa giải với Tiền Lưu.

Chiến dịch ở Thục và Nghĩa Vũ

Mối lo khác của Minh Tông là một số phiên trấn không ủng hộ ông nắm quyền. Người mà An Trọng Hối để tâm nhất là Mạnh Tri Tường, Tiết độ sứ Tây Xuyên [58]) và Đổng Chương, Tiết độ sứ Đông Xuyên [59]) — họ nắm giữ những vùng lãnh thổ trước đây của Tiền Thục. Vì Đổng Chương là một viên kiêu tướng không dễ gì khuất phục, và Mạnh là em rể của Trang Tông. Triều đình bèn tìm cách chia nhỏ Lưỡng Xuyên và thiết lập các trấn mới nhằm hạn chế thực lực của Mạnh Tri TườngĐổng Chương. Hai người liên kết với nhau, chuẩn bị gây chiến chống lại triều đình.[51]

An Trọng Hối tìm cách kiềm chế họ bằng cách gửi người đến hai trấn làm phó sứ để giám sát hai tướng (Lý Nghiêm đến Tây Xuyên và Chu Hoằng Chiêu đến Đông Xuyên), khiến tình hình thêm căng thẳng. Mạnh Tri Tường giết chết Lý NghiêmChu Hoằng Chiêu bị đuổi về Lạc Dương. Tuy nhiên, hai bên chưa lập tức trở mặt, và Minh Tông cho phép vợ của Mạnh Tri Tường, cũng tức là em gái của Trang Tông là Quỳnh Hoa trưởng công chúa và con bà là Mạnh Nhân Tán trở về đất Tây Xuyên đoàn tụ với Mạnh Tri Tường.

Trong lúc đó, Vương Đô tỏ ra lo sợ về thái độ của triều đình trung ương đối với mình; bởi vì Hậu Đường Minh Tông, theo ý của An Trọng Hối, đã quản lý các phiên trấn chặt chẽ hơn thời Trang Tông. Ngoài Vương Kiến Lập, ông ta cũng gửi mật thư cho Hoắc Ngạn Uy, Tiết độ sứ Bình Lư [60]); Phùng Tri Ôn, Tiết đọ sứ Trung Vũ [57]); Mạnh Tri Tường, và Đổng Chương để thiết lập một liên minh chống lại sự uy hiếp từ triều đình. Ông ta cũng tìm cách lôi kéo Vương Yến Cầu (tức Đỗ Yến Cầu, đã trở lại tên thật), Tiết độ sứ Quy Đức [61]), người đang chỉ huy quân đội phía bắc chống lại sự xâm lấn của Khiết Đan. Nhưng Vương Yến Cầu báo sự việc về cho triều đình, Minh Tông ra lệnh thảo phạt Vương Đô, quân triều đình trao cho Yến Cầu chỉ huy. Yến Cầu xua quân bao vây Định châu, nhưng chỉ giữ thế bao vây và triệt đường lương thực để cô lập thành chứ không đánh vội. Quân Khiết Đan tìm cách cứu Vương Đô nhưng thất bại. Đầu năm 929, tướng của Vương Đô Mã Nhượng Năng mở cửa thành nghiêng tiếp quân triều đình; Vương Đô tự tử, kết thúc chiến dịch.[51]

Lúc này, cả Mạnh Tri Tường Đổng Chương, rất lo lắng việc quân triều đình đang tập trung ở khu vực lân cận Lưỡng Xuyên là Chiêu Vũ[62]; Bảo Ninh [63]); và Vũ Tín [64]. Năm 931, họ chính thức tạo phản.[52] (Tuy nhiên, theo sử gia hiện đại Bá Dương, chính là do An Trọng Hối buộc hai tướng phải làm phản để có cớ giết họ.)[65] Lý Tự Nguyên triệu tập quân đội, giao quyền chỉ huy cho Thạch Kính Đường, thẳng tiến về Lưỡng Xuyên. Dù cho có những thành công ban đầu, quân đội triều đình bị sa lầy trong cuộc đối đầu với hai trấn, mắc kẹt tại Kiếm châu (Quảng Nguyên hiện nay). Quân đội Lưỡng Xuyên nhanh chóng kiểm soát Chiêu Vũ, Bảo Ninh, Vũ Tín và Vũ Thái [66]). Cuối năm 930, Trọng Hối đề nghị được ra chiến trường, nhà vua đồng ý. Tuy nhiên, sau khi Trọng Hối đi rồi, thì Thạch Kính Đường, vốn từ đầu đã không ủng hộ chiến dịch, đã dâng biểu nói lên những bất cập của cuộc viễn chinh. Chu Hoằng Chiêu, từng là thân tín của An Trọng Hối, hiện đang là Tiết độ sứ Phượng Tường [67]), cũng dâng biểu buộc tội Trọng Hối lập mưu chiếm giữ quân đội tây chinh. Nhà vua do đó triệu hồi Trọng Hồi, cách chức thủ tướng của ông ta, và giáng làm Tiết độ sứ Hộ Quốc[68]. Sau đó An xin được trí sĩ, nhà vua cho cháu là Dương vương Lý Tùng Chương thay ông ta là Tiết độ sứ Hộ Quốc, nhưng Lý Tòng Chương sau đó, với sự cho phép của nhà vua, đã giết chết An Trọng Hối và phu nhân của ông ta (Sau khi Trọng Hối thất thế, Minh Tông khôi phục chức tước cho Lý Tùng KhaTiền Lưu, đổ lỗi cho Trọng Hối làm điều bậy bạ khiến Tiền Lưu, Đổng ChươngMạnh Tri Tường bất mãn.)[52]

Sau khi An Trọng Hối bị cách chức, Thạch Kính Đường rút quân khỏi Kiếm châu, trở về phía đông. Nhà vua tìm cách hòa giải với Đổng ChươngMạnh Tri Tường. Tri Tường có ý mủi lòng, nhưng Đổng Chương vì cớ con trai ông ta là Đổng Quang Nghiệp và gia quyến bị tàn sát trong chiến dịch, không chịu bãi binh. Vì thế, Mạnh Tri Tường trở nên do dự. Tuy nhiên, khi Đổng Chương lập kế tấn công Tây Xuyên và chiếm giữ trấn này. Tuy nhiên, tướng dưới quyền Mạnh Tri Tường là Triệu Đình Ẩn đánh bại Đổng Chương, buộc ông ta phải lui quân về thủ phủ Đông Xuyên là Từ châu. Khi về đến nơi, các tướng sĩ Đông Xuyên nổi loạn, giết chết Đổng Chương, rồi đầu hàng Mạnh Tri Tường. Mạnh Tri Tường kiểm soát được Lưỡng Xuyên. Minh Tông theo lời khuyên của Phạm Diên Quang, đưa cháu của Tri Tường là Lý Tồn Úy đến úy lạo, thuyết phục ông ta quy phục triều đình.[52] Tri Tường tuy chịu quy phục nhưng kể từ đó ông ta trên thực tế nắm hết quyền lực ở trấn và ngày càng trở nên kiêu ngạo. Sau đó Tri Tường còn yêu cầu Minh Tông phải cho mình quyền kiểm soát sáu trấn ở Thiểm, Thục; Minh Tông đành chấp nhận.[53] VỀ sau khi Minh Tông mất, Mạnh Tri Tường xưng đế, lập ra nước Hậu Thục.

Thời kì cuối

Năm 933, Tiết độ sứ Định Nan[69]Lý Nhân Phúc (người Đảng Hạng), vốn cai trị Định Nan một cách bán độc với chính quyền trung ương Hậu Đường, lập liên minh với Khiết Đan. Nhưng giữa lúc đó Nhân Phúc chết, quân trung ủng hộ con trai ông ta là Lý Di Siêu làm lưu hậu. Nhà vua quyết định nhân cơ hội này thu phục lại Định Nam, bổ nhiệm An Trọng Tấn, Tiết độ sứ Chương Vũ[70] làm Tiết độ sứ Định Nan, và đổi Lý Di Siêu làm Tiết độ sứ Chương Vũ. Đoán rằng Di Siêu sẽ kháng mệnh, Minh Tông cử Dược Ngạn Trù, tiết độ sứ Phượng Tường chỉ huy quân sĩ hộ tống An Trọng Tấn đến Định Nan. Quả nhiên Lý Di Siêu kháng mệnh, Ngạn Trù bèn xua quân bao vây Hạ châu, thủ phủ Định Nan quân [71]), nhưng thành phố phòng thủ kiên cố, và quân Định Nan thường xuyên đánh phá đường chuyển lương của quân triều đình. Khi Lý Di Siêu dâng thư xin thần phục, quân Hậu Đường thối lui. Người ta cho rằng từ thời điểm đó, Định Nan ngày càng coi thường chính quyền trung ương. Vì nhà vua lúc này đã mắc bệnh đột quỵ nhẹ, cùng với thất bại ở Định Nan, những tin đồn không tốt lan nhanh trong quân đội. và Minh Tông tìm cách trấn an họ bằng cách ban thưởng hậu hĩnh, hành động này khiến quân sĩ trở nên kiêu ngạo hơn.[53]

Không lâu sau đó, viên quan Thái bộc đã trí sĩ là Hà Trạch, vì muốn trở lại triều đình nên tìm cách lấy lòng Lý Tùng Binh, dâng biểu xin hoàng thượng lập Tùng Vinh làm hoàng thái tử — Minh Tông đọc biểu thấy xúc động vì cho rằng người ta nghĩ ông đã già, ông rớt nước mắt và nói với tả hữu, "Triều thần muốn lập thái tử. Chắc có lẽ đến lúc quả nhân phải lui về ngôi nhà cũ ở Thái Nguyên rồi." Tuy nhiên, biết chuyện này có tầm quan trọng rất lớn đối với đất nước, ông thảo luận với tể tướng và trăm quan. Lý Tùng Vinh lại nhìn nhận vấn đề theo một hướng khác, và ngày 15 tháng 9 năm 933, anh ta đến thăm Minh Tông, và nói rằng, "Nghe nói có kẻ gian nhân xin lập thần làm thái tử. Thần tuổi nhỏ non dạ, cần phải học hỏi thêm nhiều, chưa muốn giữ cái danh đó." Sau khi thoái triều, Tùng Vinh đến gặp Phạm Diên QuangTriệu Diên Thọ, bảo rằng:"Bọn chúng mày muốn lập tao làm thái tử để tước hết binh quyền của tao, rồi giam lỏng tao trong Đông cung chăng." Biết rằng cả Minh Tông và Tùng Vinh đều không muốn lập thái tử, Diên Quang và Diên Thọ tấu rằng chưa nên lập tự, và Lý Tùng Vinh được phong làm Thiên hạ binh mã nguyên soái.[53]

Do lo sợ Lý Tùng Vinh, Phạm Triệu hai tướng tiếp tục đề nghị từ chức Xu mật sứ, nhưng nhà vua không theo, nghĩ rằng họ từ bỏ ông. Mùa thu năm 933, phu nhân của Diên Thọ là Tề quốc công chúa (con gái của Minh Tông) lại cầu xin cho chồng, do đó Diên Thọ được dời làm Tiết độ sứ Tuyên Vũ, và Chu Hoằng Chiêu, đang làm Tiết độ sứ Sơn Nam Đông Đạo, lên thay làm Xu mật sứ. Cuối năm đó, Triệu Diên Quang cũng rời chức và được cử làm Tiết độ sứ Thành Đức, Phùng Vân lên thay ông ta.[53]

Binh biến và qua đời

Ngày 5 tháng 12 năm 933, nhà vua sau một chuyến du hành ngoài trời rét, đã lâm bệnh. Hôm sau, hoàng trưởng tử Lý Tùng Vinh đến thỉnh an, Vương thục phi báo rằng "Tùng Vinh đã tới" nhưng nhà vua không hồi đáp. Tùng Vinh ra khỏi cung và nói với tả hữu rằng vua cha không còn nhận ra ông ta nữa, và rời khỏi đó. Nhà vua tỉnh dậy vào nửa đêm, sau đó thổ huyết. Được tả hữu thông báo chuyện ngày hôm đó, ông đáp: "Trẫm không biết". Ông dùng một bát cháo và cảm thấy khỏe lại vào sáng hôm sau, nhưng Tùng Vinh lại xưng bệnh không đến thỉnh an.[72]

Lý Tùng Vinh còn có một kế hoạch khác. Lo sợ rằng ngôi vua sẽ thuộc về Lý Tùng Hậu, người được Minh Tông đánh giá rất cao, Tùng Vinh quyết định ra tay trước nhằm khống chế triều đình. Hôm sau, nhà vua được tin con trai ông đã đem quân đánh vào cửa cung. Ông cảm thấy hoài nghi, chỉ vào ngón tay của mình và khóc rất lâu. Trước mặt Lý Trọng Cát, con trai của con trai nuôi ông là Lý Tùng Kha, ông so sánh hai người con: "Sự thực rằng cha ngươi với ta đều có một quá khứ chẳng mấy nổi bật, nhưng rồi lại nổi lên tranh giành thiên hạ. Nhiều lần nó đã cứu ta thoát khỏi nguy hiểm. Than ôi, cái chuyện tày trời mà Tùng Vinh đã làm thực là nham hiểm!" Ông nói với tả hữu cứ tự xử lý mọi sự.[72]

Sau một ngày giao tranh, quân triều đình giết chết Lý Tùng Vinh cùng vợ và con trai lớn của anh ta. Nhà vua được tin báo, xúc động ngã xuống ghế. Các tướng xin được giết tiếp cậu con trai thứ hai của Tùng Vinh đang được nuôi trong thẩm điện. Minh Tông nói:"Đó là một chuyện ác đức", nhưng cuối cùng cũng không thể cứu được tiểu hoàng tôn[53]. Khi Phùng Đạo và triều thần đến thỉnh an, Minh Tông nghẹn ngào mà nói rằng: "Quả nhân thấy ngượng khi tiếp kiến các khanh trong lúc chuyện nhà đang bi thảm như vầy." Ông cho triệu Lý Tùng Hậu về kinh, nhưng Tùng Hậu chưa kịp đến nơi thì Minh Tông đã qua đời vào ngày 15 tháng 12, Lý Tùng Hậu kế vị trước linh cữu, là Hậu Đường Mẫn Đế.[72]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Tự Nguyên http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%BA%94%E4%BB%A3%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%96%B0%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%96%B0%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E...